ĐANG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CÓ LÀM IMPLANT ĐƯỢC KHÔNG?

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính khá phổ biến ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều người bệnh tiểu đường phải sử dụng các loại thuốc để điều trị tình trạng này. Vậy người bệnh tiểu đường có thể tiến hành các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật cấy ghép Implant, hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

1. Tiểu đường là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tiểu đường là tình trạng rối loạn về chuyển hóa làm cho cơ thể không thể sử dụng Insulin một cách hiệu quả hoặc không thể sản xuất Insulin đủ. Với cơ thể, insulin là hormone quan trọng để điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi cơ thể không thể sử dụng đúng Insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tổn thương mạch máu, thần kinh, mắt và thận.

Đo lượng đường trong máu để kiểm tra nguy cơ bị bệnh tiểu đường
Đo lượng đường trong máu để kiểm tra nguy cơ bị bệnh tiểu đường

Tiểu đường có 2 thể chính bao gồm:
▪ Tiểu đường type 1: Cơ thể không sản xuất đủ Insulin. Thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
▪ Tiểu đường type 2: Cơ thể không thể sử dụng Insulin một cách hiệu quả. Thường gặp ở người lớn tuổi và người thừa cân, ít vận động.

Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường thường do di truyền hoặc do lối sống không lành mạnh, tuổi tác cao và tiền sử gia đình có người nhà mắc bệnh. Những người thừa cân, ít vận động, ăn nhiều đường và tinh bột cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 rất cao.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có thể được ngăn ngừa và kiểm soát tốt thông qua việc duy trì cân nặng lý tưởng, chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và hạn chế đường, tinh bột tinh chế, cùng với tập luyện thể dục đều đặn. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường, từ đó có thể áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.

2. Cấy ghép Implant là gì? Khi nào nên thực hiện

Cấy ghép Implant là một kỹ thuật nha khoa hiện đại được sử dụng để thay thế các răng bị mất. Quy trình này bắt đầu bằng việc bác sĩ phẫu thuật cấy một trụ làm từ Titanium hoặc hợp kim khác vào xương hàm tại vị trí răng bị mất. Trụ Implant này sẽ đóng vai trò như một “chân răng” mới. Sau khoảng 3-6 tháng, trụ Implant sẽ tương thích với xương hàm tạo một chân trụ răng vững chắc cho răng giả (mão răng sứ) sau này. Khi quá trình liền xương hoàn tất, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên Implant. Răng giả này có hình dáng và chức năng hoạt động giống như răng thật.

Phương pháp cấy ghép Implant dành cho những khách hàng bị mất răng
Phương pháp cấy ghép Implant dành cho những khách hàng bị mất răng

So với các phương pháp truyền thống như cầu răng sứ hoặc răng tháo lắp, Implant có nhiều ưu điểm như độ bền và tuổi thọ cao hơn, không ảnh hưởng đến các răng xung quanh, giữ được độ chắc khỏe của xương hàm và giúp phục hồi chức năng ăn nhai như răng thật.

Đây là giải pháp được ưu tiên khi người bệnh bị mất một hoặc vài răng do sâu, các vấn đềnha chu hoặc bị chấn thương. Đ ây cũng là phương pháp phù hợp cho những ai có răng bị hư hỏng nặng không thể phục hồi hoặc do bẩm sinh thiếu răng .

Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể được sử dụng sau khi khách hàng đã trải qua các điều trị như hút tủy hoặc nắn chỉnh răng. Trong trường hợp cần thực hiện cầu răng sứ hoặc tháo lắp, Implant cũng là lựa chọn ưu tiên thay thế hiệu quả hơn so với các phương pháp này. Với những ưu điểm vượt trội, cấy ghép Implant đã trở thành giải pháp nha khoa phổ biến và hiệu quả trong các trường hợp bị mất răng, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao và duy trì hiệu quả lâu dài.

3. Đang bị tiểu đường và dùng thuốc có làm Implant được không?

Việc cấy ghép Implant cho những người mắc bệnh tiểu đường là vấn đề cần được xem xét và đánh giá kỹ lưỡng vì bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến quá trình liền xương và tăng nguy cơ biến chứng sau cấy ghép như nhiễm trùng hoặc trụ Implant không tương tích với xương hàm. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt tình trạng bệnh và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh vẫn có thể thực hiện cấy ghép Implant thành công như bình thường.

Thực hiện cấy ghép Implant tại nha khoa Bác sĩ Cao Hữu Duy
Thực hiện cấy ghép Implant tại nha khoa Bác sĩ Cao Hữu Duy

Một số yếu tố then chốt để người bệnh tiểu đường có thể tiến hành cấy ghép Implant bao gồm: kiểm soát tốt với chỉ số HbA1c ổn định dưới 7%; không có các biến chứng nặng của bệnh; vùng xương hàm đủ dày và chắc chắn; tuân thủ vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn cũng như chăm sóc Implant tốt. Trước khi tiến hành cấy ghép, người bệnh cần được bác sĩ nha khoa đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe và đưa ra khuyến nghị phù hợp.

Ngày nay, v ới sự phát triển của y học hiện đại, những người đang mắc bệnh tiểu đường có thể tiến hành cấy ghép Implant nha khoa thành công tại các cơ sở nha khoa uy tín, trong đó có phòng khám nha khoa Bác sĩ Cao Hữu Duy nằm tại quận Gò Vấp, TP. HCM. Đây là trung tâm nha khoa hàng đầu TP. HCM hiện nay trong lĩnh vực cấy ghép Implant với đội ngũ bác sĩ hàng đầu cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Nếu quý khách quan tâm đến dịch vụ cấy ghép Implant dành cho bệnh nhân tiểu đường, vui lòng liên hệ trực tiếp với nha khoa Bác sĩ Cao Hữu Duy qua số hotline 093.277.4018 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 1049 Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM (đối diện Highland Coffee) để được thăm khám và điều trị.


Có thể bạn quan tâm
Dr Cao Huu Duy
27 Tháng mười hai, 2024
Những lưu ý khi chọn nha khoa nhổ răng khôn. Quy trình nhổ răng khôn tại Dr.SmileCare

Răng khôn là một phần trong bộ răng của chúng ta, tuy nhiên vì nhiều...

Dr Cao Huu Duy
22 Tháng mười hai, 2024
NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO CẦN THAY MỚI RĂNG SỨ

Răng sứ được chế tạo từ các vật liệu sứ cao cấp, có khả năng...

Dr Cao Huu Duy
18 Tháng mười hai, 2024
RĂNG CHẾT TỦY LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ RĂNG BỊ CHẾT TỦY?

Răng chết tủy là gì? Khi răng bị chết tủy gây nguy hiểm như thế...

Dr Cao Huu Duy
12 Tháng mười hai, 2024
BỆNH VIÊM NHA CHU: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Viêm nha chu là tình trạng nướu bị nhiễm trùng nghiêm trọng, làm cho các...