Răng Implant thường được biết đến với độ bền cao và tuổi thọ dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng Implant có thể bị gãy hoặc lung lay. Mặc dù tình trạng này hiếm gặp, bạn vẫn cần lưu ý để có thể xử lý kịp thời khi gặp phải sự cố. Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Răng Implant là gì? Quy trình cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là một kỹ thuật nha khoa hiện đại, phục hồi từ chân răng đến thân răng. Quy trình bắt đầu bằng việc bác sĩ cấy trụ Implant vào xương hàm tại vị trí mất răng, thay thế chân răng đã mất.
Sau khi xương hàm tích hợp chắc chắn với trụ Implant, bác sĩ sẽ lắp khớp nối Abutment lên trên. Một đầu của Abutment gắn với trụ Implant, trong khi đầu còn lại được gắn chặt với mão răng sứ. Khi hoàn tất, chiếc răng Implant sẽ có đầy đủ tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như răng thật.
Cấu tạo của răng Implant bao gồm ba bộ phận chính: Trụ Implant, Abutment và mão răng sứ.
• Trụ Implant: Được chế tác từ Titanium, trụ Implant an toàn cho cơ thể và có thiết kế hình trụ với bề mặt có vòng xoắn liên tục. Công nghệ xử lý bề mặt giúp tăng cường khả năng tích hợp với xương hàm một cách nhanh chóng.
• Khớp nối Abutment: Là chốt hình trụ làm từ kim loại, Abutment có hai đầu được thiết kế vừa vặn với trụ Implant và mão sứ, có nhiệm vụ nâng đỡ mão răng sứ một cách vững chắc.
• Mão răng sứ: Đây là thân răng giả bằng sứ, với lõi rỗng bên trong, được lắp vừa khít lên đầu vít Abutment. Mão răng sứ có hình dáng, màu sắc và kích thước tương tự như răng thật, quyết định tính thẩm mỹ của chiếc răng sau phục hình.
Răng Implant thường sử dụng được bao lâu?
Răng Implant nổi bật với khả năng phục hồi chân răng giả bám chắc trong xương hàm, cùng với cấu trúc vững chắc nên thời gian sử dụng dài hơn nhiều so với các phương pháp như cầu răng sứ hay hàm tháo lắp. Trung bình, răng Implant có thể sử dụng lên tới 25 năm, và thậm chí có khả năng tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy có độ bền cao, răng Implant vẫn có thể bị vỡ trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt khi gặp phải các tác động mạnh hoặc va chạm. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân khiến răng Implant bị nứt vỡ
Răng Implant bị gãy vỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
– Kích thước trụ Implant không phù hợp với chức năng của răng mất: Trụ Implant có nhiều kích thước khác nhau, được thiết kế để tương ứng với các vị trí khác nhau. Ví dụ răng cửa không yêu cầu lực nhai lớn, trong khi răng hàm lại là vị trí chính chịu tải trọng lớn khi ăn nhai. Nếu bác sĩ sử dụng trụ Implant nhỏ để cấy ghép cho vị trí răng hàm, điều này có thể dẫn đến việc trụ không đủ khả năng chịu tải trọng trong thời gian dài. Kết quả là trụ răng sẽ trở nên không ổn định, dẫn đến tình trạng răng Implant bị vỡ hoặc nứt.
– Đặt trụ răng sai vị trí: Một trong những nguyên nhân khác khiến răng Implant bị lung lay hoặc gãy vỡ là do bác sĩ tính toán sai vị trí hoặc cấy trụ Implant bị lệch. Trong quá trình lập phác đồ điều trị, việc kết hợp giữa kinh nghiệm và hình ảnh 3D là rất quan trọng để đánh giá chính xác tình trạng và xác định hướng đặt trụ. Nếu không thực hiện đúng, lực nhai sẽ không được phân bổ đều, gây quá tải cho răng Implant, dẫn đến tình trạng không thể duy trì lâu dài.
– Răng Implant kém chất lượng: Chất lượng của răng Implant cũng là một yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình cấy ghép. Nha khoa bạn lựa chọn cần phải đáp ứng các tiêu chí như bác sĩ có tay nghề cao, thiết bị hiện đại, và trụ Implant, mão sứ có nguồn gốc rõ ràng. Việc sử dụng các dòng trụ Implant kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến tình trạng không đáp ứng được lực ăn nhai, và thậm chí còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.
– Thói quen nghiến răng ảnh hưởng đến răng Implant: Một nguyên nhân khác đến từ thói quen là nghiến răng. Đây là một thói quen rất nguy hiểm nếu kéo dài sẽ làm mòn răng, làm yếu cấu trúc của răng, gây ra các vết nứt trên mão sứ và khiến trụ Implant có nguy cơ bị lung lay. Việc kiểm soát và điều chỉnh thói quen này là rất cần thiết để bảo vệ răng Implant.
Cách chăm sóc và bảo vệ răng Implant để có tuổi thọ lâu dài
Để hạn chế tối đa nguy cơ răng Implant bị gãy vỡ, bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau đây.
Ngay sau khi cấy ghép Implant, bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng và các thói quen hàng ngày để không làm ảnh hưởng xấu đến răng Implant. Việc này sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.
Ngoài ra, hãy đảm bảo tái khám nha khoa định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và kiểm tra mức độ ổn định của răng Implant. Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thói quen vệ sinh răng miệng cũng cần được duy trì một cách đều đặn. Nên chải răng mỗi ngày hai lần và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn thừa ở kẽ răng và làm sạch cả vùng tiếp nối giữa mô mềm và Implant. Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng kháng khuẩn cũng giúp giảm thiểu vi khuẩn và mang lại cảm giác thơm tho cho miệng.
Khi chọn kem đánh răng, hãy lưu ý lựa chọn sản phẩm có độ mài mòn thấp và không chứa acid fluorure, vì chúng có thể gây tổn hại cho bề mặt răng sứ.
Cuối cùng, trong thời gian chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm, cần chú ý đến chế độ ăn nhai phù hợp. Sau khi lắp mão sứ và răng Implant đã ổn định, có thể trở lại ăn nhai bình thường.
Nếu cần thêm thông tin gì về cách chăm sóc răng Implant sau khi cấy ghép, có thể liên hệ trực tiếp với nha khoa bác sỹ Cao Hữu Duy theo thông tin bên dưới để được kiểm tra, tư vấn và điều trị hiệu quả.
• Hotline 093.277.4018
• Website: https://nhakhoadrsmilecare.com/
• Địa chỉ phòng khám: 1049 Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM (đối diện Highland Coffee).